Cách Học Nguyên Lý Kế Toán Hiệu Quả

Cách Học Nguyên Lý Kế Toán Hiệu Quả

Đối với các sinh viên kinh tế nói chung và sinh viên chuyên ngành kế toán – kiểm toán nói riêng. Thì môn nguyên lý kế toán được xem là môn nhập môn và bắt buộc phải hoàn thành.

Nếu như bạn đang có nhu cầu trờ thành kế toàn – kiểm toán thì bắt buộc bạn phải học nắm rõ những nguyên tắc cơ bản của nó. Bài viết sau đây của Giải đáp kế toán sẽ  gợi ý giúp bạn một số Cách Học Nguyên Lý Kế Toán Hiệu Quả

I: Khái quát chung về môn nguyên lý kế toán

Trong môn nguyên lý kế toán sẽ giới thiệu cho các bạn về những nguyên tắc cơ bản trong kế toán. Nguyên cứu về chu trình kế toán ờ hình thức doanh nghiệp – doanh nghiệp thương mại thường hay sử dụng.

Đây là một môn cơ sở ngành của các ngành kế toán, quản trị kinh doanh và một số ngành khác. Đây là môn học cơ bản để giúp người học có thể nắm được một số nguyên tắc cơ bản của kế toán. Từ đó có thể hiểu được và vận hành doanh nghiệp, hoặc thiết kế phần mềm cho kế toán sử dụng.

II: Chức năng và nhiệm vụ của kế toán

Quan sát, thu nhận và ghi chép một cách chính xác và cụ thể các nghiệp vụ kinh tế phái sinh hàng ngày trong kinh doanh.

Phân chia các nghiệp vụ kinh tế thành các nhóm và các loại khác nhau. Sau đó ghi vào sổ kế toán để theo dõi một cách có hệ thống sự biến động của tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp.

Tổng hợp những thông tin lại và lập thành một bảng báo cáo kế toán. Nó bao gồm báo cáo tài chính và các báo cáo quản trị. Xem xét hoạt động tài chính nhờ vào các con số kế toán để ý kiến cho người nắm vai trò quyết định (Giám đốc, kinh doanh, nhà đầu tư…)

Thực hiện những quyền và nghĩa vụ liên quan đến việc nộp thuế của doanh nghiệp: Các loại thuế khác hàng tháng, hàng quý, hàng năm. kê khai thuế GTGT, thuế TNDN, thuế TNCN

III: Điều phải lưu ý khi học môn nguyên lý kế toán

Hiện nay có khá nhiều bạn cho rằng học nguyên lý kế toán không nhất thiết phải học thuộc nằm lòng hệ thống tài khoản kế toán. Bởi vì chúng ta có thể xem chúng khi quên. Chính điều này sẽ làm cho bạn tốn thời gian loay hoay tìm kiếm. Nếu không thuộc thì bạn không thể làm bài hiệu quả. Vì thế bạn có thể học chúng bằng cách viết ra giấy các số hiệu và tên các tài khoản kèm theo nhiều lần. Viết như vậy sẽ giúp bạn nhớ lâu hơn.

Mẹo giúp bạn học thuộc bảng hệ thống kế toán

Nếu như không thuộc nằm lòng bảng hệ thống kế toán thì bạn không thể làm bài đạt được hiệu quả cao. Và gặp phải rất nhiều khó khăn.

Cách Học Nguyên Lý Kế Toán Hiệu Quả

Mẹo đó là ghi nhớ tài khoản theo các đầu tài khoản:

  • Tài khoản đầu 1: TK tài sản ngắn hạn
  • Tài khoản đầu 2: TK tài sản dài hạn
  • Tài khoản đầu 3: TK nợ phải trả
  • Tài khoản đầu 4: TK nguồn vốn chủ sở hữu
  • Tài khoản đầu 5: TK doanh thu
  • Tài khoản đầu 6: TK chi phí sản xuất kinh doanh
  • Tài khoản đầu 7: 711 là TK thu nhập khác
  • Tài khoản đầu 8: 811 là TK chi phí khác
  • Tài khoản đầu 9: 911 là TK xác định kết quả kinh doanh
  • Tài khoản đầu 0: Từ 001 đến 007 là TK ngoài bảng.

Việc ghi nhớ bảng hệ thống kế toán theo cách này sẽ giúp bạn dễ nhớ và nhớ lâu hơn.

IV: loại tài khoản cần phải chú ý

  • Tài khoản tài sản sẽ có đầu là 1 và 2: phát sinh tăng ghi nợ, phát sinh giảm ghi có
  • Tài khoản nguồn vốn sẽ có đầy là 3 và 4: phát sinh giảm ghi nợ, phát sinh tăng ghi có
  • Tài khoản doanh thu có đầu là 5 và 7: phát sinh giảm ghi nợ, phát sinh tăng ghi có
  • Tài khoản chi phí có đầu là 6 và 8: phát sinh tăng ghi nợ, phát sinh giảm ghi có

Lưu ý các TK đặc biệt: TK 214 – Hao mòn TSCĐ, TK 521: Các khoản giảm trừ doanh thu: có kết cấu ngược với kết cấu chung. TK 214: tăng bên có, giảm bên Nợ. TK 521: Tăng bên Nợ, giảm bên có.

Cách định khoản nghiệp vụ kinh tế phát sinh

Để biết cách định khoản đúng các nghiệp vụ kinh tế phát sinh thì bạn phải chăm xem các ví dụ trong giáo trình. Hoặc bạn cũng có thể làm thêm các bài tập về định khoản cho quen dần. Việc này giúp bạn liên kết với các tài khoản sẽ giúp bạn nhớ rất lâu. Vì thực hành luôn là cách hiệu quả nhất để ta quen dần với những cái mới.

Các bước thực hiện khi định khoản nghiệp vụ kinh tế phát sinh:

Bước 1: Xác định xem các tài khoản liên quan đến nghiệp vụ phát sinh tăng hay giảm.

Bước 2: Xác định tài khoản này là tài khoản ghi Nợ hay tài khoản ghi Có.

Bước 3:  Xác định số tiền cụ thể của từng tài khoản.

Các nguyên tắc định khoản

  • Ghi tài khoản Nợ trước – ghi tài khoản Có sau.
  • Nghiệp vụ tăng ghi 1 bên – Nghiệp vụ giảm ghi 1 bên.
  • Tổng giá trị ghi Nợ = Tổng giá trị ghi Có.
  • Tổng tài sản luôn bằng tổng nguồn vốn.
  • Tài sản tăng thì nguồn vốn cũng tăng và ngược lại.

Số dư cuối kỳ = Số dư đầu kỳ + Số phát sinh tăng trong kỳ –  Số phát sinh giảm trong kỳ.

Đối với Tài khoản Tài Sản

  • Phát sinh tăng ghi bên Nợ.
  • Phát sinh giảm ghi bên Có.

Ví dụ: Xuất tiền mặt 457,000,000đ để. mua hàng

Định khoản:

Nợ TK 156: 457,000,000đ

Có TK 111: 457,000,000đ

Đối với Tài khoản Nguồn Vốn

Phát sinh tăng ghi Có

Phát sinh giảm ghi Nợ

Ví dụ: Vay tiền 421,462,000đ trả cho NCC

Định khoản:

Nợ TK 331: 421,462,000đ

Có TK 311: 421,462,000đ

Tóm lại:

Bạn cần nhớ ghi nhớ mẹo định khoản kế toán như sau:

  • TK đầu 1, 2, 6, 8 đại diện cho TÀI SẢN
  • TK đầu 3, 4, 5, 7 đại diện cho NGUỒN VỐN
  • Các TK mang tính chất tài sản: 1,2,6,8: Tăng bên Nợ – giảm bên Có
  • Các TK mang tính chất nguồn vốn: 3,4,5,7: Tăng bên Có – giảm bên Nợ.

Cách Học Nguyên Lý Kế Toán Hiệu Quả

Với môn học nguyên lý kế toán không yêu cầu, đòi hỏi quá cao gì ở bạn mà chỉ cần bạn cần cù, cẩn thận và kiên nhẫn, chịu khó tìm tòi chứ chưa vội yêu cầu bạn phải sáng tạo, tư duy nhạy bén. 

Trong kế toán, quanh quay những con số, những chứng từ và rất cần sự chính xác tuyệt đối và không được mắc sự nhầm lẫn gì ở đây. Việc nhầm một con số hay dấu phẩy sẽ khiến bạn “đi một dặm” và ngồi sửa chữa còn mệt hơn là làm lại từ đầu. Hi vọng bài viết trên đây cuả Giải đáp kế toán sẽ giúp bạn học tốt hơn môn Nguyên lý kế toán nhé !

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *