Mẫu hợp đồng thuê nhà

Mẫu Hợp Đồng Thuê Nhà – Cách Viết Hợp Đồng Thuê Nhà Mới Nhất

Hợp đồng thuê nhà thể hiện sự thỏa thuận giữa bên thuê với bên cho thuê đồng thời làm giảm thiểu đi những tranh chấp không đáng có giữa các bên khi thuê nhà. Bài viết dưới đây Giải Đáp Kế Toán sẽ trình bày mẫu hợp đồng thuê nhà và cách viết hợp đồng thuê nhà mới nhất.

I. Hợp Đồng Thuê Nhà Là Gì?

Hợp đồng thuê nhà là văn bản thỏa thuận giữa bên thuê với bên cho thuê, dựa theo đó thì bên cho thuê giao nhà cho bên thuê để sử dụng trong một khoảng thời gian nhất định và bên thuê phải trả tiền cho bên cho thuê nhà với mức giá đã được các bên thương lượng.

Tùy thuộc theo mục đích thuê nhà của bên thuê và bên cho thuê mà sẽ hình thành nên các mẫu hợp đồng nhà khác nhau.

»»» [REVIEW] Khóa Học Kế Toán Online Ở Đâu Hiệu Quả Tốt Nhất

II. Nội Dung Cần Có Trong Hợp Đồng Thuê Nhà

Nội dung hợp đồng thuê nhà

Hợp đồng thuê nhà cần phải có những nội dung như sau:

Trong hợp đồng gồm có bên cho thuê và bên thuê.

a. Bên cho thuê (gọi là bên A)

– Nếu bên cho thuê là doanh nghiệp: Ghi thông tin: Tên công ty, Địa chỉ, Mã số thuế, Người đại diện

– Nếu bên cho thuê là cá nhân: Ghi thông tin: Họ tên, Số CMND/CCCD/Hộ chiếu, Địa chỉ

b. Bên thuê (gọi là bên B)

– Nếu bên thuê là doanh nghiệp: Ghi thông tin: Tên công ty, Địa chỉ, Mã số thuế, Người đại diện

– Nếu bên thuê là cá nhân: Ghi thông tin: Họ tên, Số CMND/CCCD/Hộ chiếu, Địa chỉ

Hai bên đồng ý thực hiện việc thuê nhà với những thỏa thuận dưới đây:

Điều 1: Nhà/Căn hộ thuê

Nhà/Căn hộ thuộc quyền sở hữu của bên A, cụ thể như sau:

– Địa chỉ : ….

– Căn hộ số: …… tầng ….

– Tổng diện tích sử dụng: ….

– Diện tích xây dựng: ….

Điều 2: Thời hạn thuê

Thời hạn thuê nhà là …, kể từ ngày …./…../…….

Điều 3: Mục đích thuê nhà

Điều 4: Giá thuê và phương thức thanh toán

– Giá thuê căn hộ là: ….đồng

– Phương thức thanh toán:

Điều 5: Quyền và nghĩa vụ của bên A

– Quyền của bên A như sau:

+ Nhận đủ tiền thuê nhà theo phương thức thanh toán đã thoả thuận

+ Được đơn phương đình chỉ việc thực hiện hợp đồng nhưng phải báo cho bên B trước một tháng nếu như bên B có một trong các hành vi sau đây:

  • Không trả tiền thuê nhà/căn hộ liên tiếp trong ba tháng trở lên mà không có lý do chính đáng
  • Sử dụng nhà/căn hộ không đúng với mục đích thuê
  • Làm nhà/căn hộ bị hư hỏng nghiêm trọng
  • Sửa chữa, đổi hoặc cho người khác thuê lại toàn bộ hay một phần nhà/căn hộ đang thuê mà không được sự đồng ý của bên A
  • Làm mất trật tự công cộng và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt của những người xung quanh
  • Gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến vệ sinh môi trường

+ Cải tạo, nâng cấp nhà/căn hộ cho thuê khi được sự đồng ý của bên B, nhưng không được gây phiền hà tới bên B

+ Được lấy lại nhà/căn hộ khi hết hạn Hợp đồng thuê.

– Nghĩa vụ của bên A như sau:

+ Giao căn hộ cho bên B vào thời điểm:….như trong hợp đồng

+ Đảm bảo cho bên B sử dụng ổn định nhà/căn hộ thuê trong thời hạn thuê

+ Bảo dưỡng, sửa chữa nhà/căn hộ theo định kỳ hoặc theo như thỏa thuận, nếu bên A không bảo dưỡng, sửa chữa mà gây thiệt hại tới bên B thì phải bồi thường.

Điều 6: Quyền và nghĩa vụ của bên B

– Quyền của bên B như sau:

+ Nhận nhà/căn hộ thuê theo đúng như thỏa thuận

+ Được phép cho thuê lại nhà/căn hộ đang thuê, nếu được bên A đồng ý bằng văn bản

+ Trong trường hợp thay đổi chủ sở hữu nhà/căn hộ, bên B được tiếp tục thuê theo như các điều kiện đã thoả thuận với bên A

+ Được ưu tiên ký hợp đồng thuê tiếp, nếu như đã hết hạn thuê mà nhà/căn hộ vẫn sử dụng để cho thuê

+ Được yêu cầu bên A sửa chữa nhà/căn hộ đang cho thuê trong trường hợp nhà/căn hộ bị hư hỏng nghiêm trọng

+ Đơn phương đình chỉ việc thực hiện hợp đồng thuê nhà nhưng phải báo cho bên A trước một tháng và được yêu cầu bồi thường thiệt hại nếu bên A có một trong những hành vi sau đây:

  • Không sửa chữa nhà/căn hộ khi chất lượng giảm sút nghiêm trọng
  • Tăng giá thuê nhà/căn hộ bất hợp lý
  • Quyền sử dụng nhà/căn hộ bị hạn chế do lợi ích của người thứ ba

– Nghĩa vụ của bên B như sau:

+ Sử dụng nhà/căn hộ đúng với mục đích thuê đã thoả thuận

+ Trả đủ tiền thuê nhà/căn hộ theo phương thức thanh toán đã thoả thuận

+ Giữ gìn căn hộ, sửa chữa các hư hỏng do bản thân gây ra

+ Tuân thủ quy tắc sinh hoạt chung

+ Hoàn trả lại nhà/căn hộ cho bên A sau khi hết hạn Hợp đồng thuê

Điều 7: Trách nhiệm nộp lệ phí

Điều 8: Phương thức giải quyết tranh chấp

Trong quá trình thực hiện Hợp đồng, nếu như xảy ra các tranh chấp, các bên cùng nhau thương lượng giải quyết dựa trên nguyên tắc tôn trọng quyền lợi của nhau; trường hợp không thể thương lượng được thì một trong các bên có quyền khởi kiện để yêu cầu toà án có thẩm quyền giải quyết theo như quy định của pháp luật.

Điều 9: Cam kết của các bên

III. Tổng Hợp Mẫu Hợp Đồng Thuê Nhà Mới Nhất

1. Mẫu hợp đồng thuê nhà ở đơn giản

Mẫu hợp đồng thuê nhà đơn giản

2. Mẫu hợp đồng thuê nhà kinh doanh

Mẫu hợp đồng thuê nhà kinh doanh

3. Mẫu hợp đồng thuê nhà làm văn phòng

Mẫu hợp đồng cho thuê văn phòng

»»» Review Khóa Học Kế Toán Ngắn Hạn Tốt Nhất Hà Nội TPHCM

IV. Cách Viết Hợp Đồng Thuê Nhà Và Những Lưu Ý

– Điền đầy đủ các thông tin về họ tên, CMND/CCCD/Hộ chiếu, địa chỉ, số điện thoại của các bên tham gia.

– Mô tả các đặc điểm của nhà/căn

– Ghi rõ ràng về thời hạn thuê và phương thức thanh toán tiền thuê nhà/căn hộ

– Quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng

– Cam kết của các bên tham gia

– Các thỏa thuận khác

– Thời điểm hợp đồng có hiệu lực

– Ngày/tháng/năm ký kết hợp đồng

– Chữ ký và ghi rõ họ tên của các bên, trường hợp là tổ chức thì phải đóng dấu và ghi rõ chức vụ của người ký hợp đồng

Cách viết hợp đồng thuê nhà

V. Hợp Đồng Thuê Nhà Có Cần Công Chứng

Hợp đồng thuê nhà thuộc hợp đồng thuê tài sản, đây là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho thuê giao nhà lại cho bên thuê để sử dụng trong một thời hạn nhất định và bên thuê phải trả tiền thuê nhà.

Hợp đồng thuê nhà ở, hợp đồng thuê nhà để sử dụng vào mục đích khác được thực hiện theo như quy định của Bộ luật này, Luật Nhà ở và các quy định khác có liên quan của pháp luật (Điều 472 Bộ luật Dân sự 2015).

Trong Bộ luật Dân sự 2015 không quy định về việc công chứng, chứng thực hợp đồng thuê nhà, theo đó, vấn đề về việc công chứng được điều chỉnh bởi Luật Nhà ở 2014 và các văn bản pháp luật khác có liên quan.

Đối chiếu với khoản 2 Điều 122 của Luật Nhà ở 2014, với trường hợp cho thuê, mượn, ở nhờ, ủy quyền quản lý nhà ở không bắt buộc phải công chứng, chứng thực hợp đồng trừ khi các bên có nhu cầu.

⇒ Do đó, hợp đồng thuê nhà không bắt buộc phải công chứng, chứng thực mà việc đó được thực hiện tùy thuộc vào nhu cầu của các bên.

6. Phụ Lục Hợp Đồng Thuê Nhà

Mẫu phụ lục hợp đồng thuê nhà

Trên đây là những nội dung có liên quan đến hợp đồng thuê nhà, mẫu hợp đồng thuê nhà và cách viết hợp đồng. Mong rằng những thông tin Giải Đáp Kế Toán cung cấp trong bài viết hữu ích với bạn đọc

Xem thêm:

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *