Bình quân gia quyền là gì? Tính giá xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền như thế nào? Bài viết dưới đây Giải Đáp Kế Toán sẽ hướng dẫn các bạn cách tính xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền chi tiết
1. Bình quân gia quyền là gì?
Bình quân gia quyền trong tiếng Anh là Weighted Average (hoặc Weighted Mean), được hiểu đơn giản là chỉ số trung bình có trọng số. Bình quân gia quyền hay còn gọi là trung cộng có trọng số hoặc là trung bình cộng gia quyền, đây là giá trị trung bình cộng, thể hiện tầm quan trọng của các phần tử trong tập hợp của các số đó.
Mỗi phần tử trong tập hợp gắn với một trọng số, mỗi phần tử còn được gọi là một giá trị quan sát. Trọng số chính trong tập hợp là đại lượng phản ánh độ tin cậy, đại lượng dùng để so sánh tầm quan trọng của các thông tin phục vụ cho việc tính toán hoặc chỉ tần suất lặp lại.
2. Phương pháp bình quân gia quyền tiếng Anh là gì?
Trong tiếng Anh, phương pháp bình quân gia quyền là Average cost (AVCO), nó được chia làm hai loại nhỏ hơn đó là bình quân liên hoàn (bình quân từng lần nhập xuất) và bình quân cuối kỳ dự trữ.
3. Ưu nhược điểm của phương pháp bình quân gia quyền
Phương pháp bình quân gia quyền cả kỳ dự trữ có ưu và nhược như sau:
- Ưu điểm: Đơn giản, dễ thực hiện, chỉ cần tính một lần vào cuối kỳ
- Nhược điểm: Độ chính xác không cao, khối lượng công việc bị dồn đống do cuối tháng kế toán mới tính đơn giá bình quân và giá trị hàng xuất kho, kéo theo đó nghiệp vụ xuất kho cũng không cung cấp kịp giá trị xuất kho.
Phương pháp bình quân gia quyền sau mỗi lần nhập có ưu và nhược như sau:
- Ưu điểm: Có độ chính xác khá cao, đảm bảo cập nhật kịp thời cho mỗi lần xuất kho. Từ đó, khắc phục được nhược điểm mà phương pháp tính bình quân gia quyền cả kỳ dự trữ mang lại.
- Nhược điểm: Bởi vì sau mỗi lần nhập kế toán đều phải tính toán và xác định đơn giá bình quân của các loại hàng hóa nhập về, rồi dựa vào đó xác định giá xuất kho cho nên sẽ mất nhiều công sức hơn phương pháp trên.
4. Cách tính giá xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền
4.1. Phương pháp bình quân gia quyền liên hoàn
Khi sử dụng phương pháp này thì sau mỗi lần nhập hàng, bạn phải xác định đơn giá bình quân của từng nguyên vật liệu, dụng cụ, công cụ, hàng hóa, sản phẩm. Sau đó, dựa vào đơn giá bình quân và số lượng của nguyên vật liệu, dụng cụ, công cụ, hàng hóa, sản phẩm xuất kho giữa 2 lần nhập kế tiếp để xác định giá trị thực tế của hàng hóa khi xuất kho. Ta có công thức như sau:
Giá đơn vị bình quân sau mỗi lần nhập được tính bằng giá trị thực tế của từng loại TỒN sau mỗi lần nhập chia cho số lượng từng loại TỒN sau mỗi lần nhập trên thực tế.
4.2. Phương pháp bình quân gia quyền sau mỗi lần nhập
Đối với phương pháp này thì kế toán phải xác định đơn giá bình quân của từng loại nguyên vật liệu, sản phẩm, hàng hóa, dụng cụ, công cụ sau mỗi lần nhập. Rồi dựa vào đơn giá bình quân và lượng hàng xuất kho giữa 2 lần nhập kế tiếp để xác định được giá trị thực tế của hàng xuất kho. Cách này có nhược điểm là phải bỏ nhiều công sức để tính toán. Tuy nhiên ưu điểm là có tính cập nhật, độ chính xác cao.
Giá đơn vị bình quân sau mỗi lần nhập = Giá thực tế từng loại tồn sau mỗi lần nhập/ Lượng thực tế từng loại tồn sau mỗi lần nhập
4.3. Phương pháp bình quân gia quyền cả kỳ dự trữ
Nếu áp dụng phương pháp bình quân gia quyền cả kỳ dự trữ thì ta có công thức như sau: Giá đơn vị bình quân cả kỳ dự trữ bằng tổng của giá tồn đầu kỳ từng loại trên thực tế và giá nhập trong kỳ từng loại trên thực tế chia cho tổng của số lượng tồn đầu kỳ từng loại trên thực tế và số lượng nhập trong kỳ của từng loại trên thực tế.
5. Bài tập tính giá xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền – Có hướng dẫn
– Ví dụ về bài tập tính giá xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền cả kỳ dự trữ như sau: Công ty Kế toán Vân Anh, trong tháng 2/2020 có các số liệu như sau:
- Vật liệu AB tồn kho đầu tháng 2/2020 là 3000kg với đơn giá là 15000/kg
- Tổng nhập vật liệu AB trong tháng tháng 2/2019 là 4000kg với đơn giá là 15500/kg
- Tổng xuất của vật liệu AB trong tháng 2/2019 là 6000kg
- Công ty kế toán Vân Anh tính giá xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền cả kỳ dự trữ
Dựa theo số liệu trên đề bài, tính trị giá xuất kho 6000kg vật liệu AB như sau:
- Giá bình quân 1kg của vật liệu AB là: ((3000 x 15000) + (4000 kg x 15500 kg))/ (3000kg + 4000 kg) = 15286 (đồng/kg)
- Giá trị thực tế xuất kho của 6000kg vật liệu AB là: 6000 x 15286 = 91716000
Trên đây là tất tần tật thông tin liên quan đến bình quân gia quyền mà chúng tôi muốn gửi gắm đến các bạn. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết, hy vọng bài viết hữu ích cho học tập và công việc của các bạn.
Tags: bình quân gia quyền, phương pháp bình quân gia quyền, bình quân gia quyền là gì, phương pháp bình quân gia quyền liên hoàn, bình quân gia quyền liên hoàn, cách tính bình quân gia quyền, bình quân gia quyền cuối kỳ, phương pháp bình quân gia quyền cuối kỳ, công thức tính bình quân gia quyền, tính giá xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền, cách tính giá vốn hàng bán theo phương pháp bình quân gia quyền, đơn giá bình quân gia quyền